Blogger Widgets

Monday, June 25, 2012

TRÒ CHƠI CỦA BỐ GIÀ ANH & QUANG



Khác với bố già Nguyễn Đức Kiên, Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang là hai gương mặt của nhóm lợi ích thôn tính doanh nghiệp và tài sản. Cả hai đều là những ‘Soái Nga’ cùng về nước với Nguyễn Văn Bình.

PHÙ PHÉP BIẾN HOÁ THÀNH TÀI SẢN KHỔNG LỒ

Tập đoàn Masan của Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh, thực chất đầu tiên chỉ là công ty sản xuất mỳ gói và nước tương được thành lập vào ngày 18/11/2004 tại Thành Phố Hồ Chí Minh và đến trước 9/9/2009 thì vốn điều lệ là 763 tỷ đồng đã được bùa phép để tăng lên thành 4.763 tỷ đồng trước khi chuẩn bị đưa lên sàn niêm yết HOSE. Chính Công ty chứng khoán Bản Việt của Nguyễn Thanh Phượng là công ty tư vấn đã cùng với Quang và Anh phù phép lấy cổ phiếu mà Quang và Anh đang nắm giữ tại Techcombank chuyển sang góp vốn vào Masan, với mệnh giá 1.000 tỷ (Face Value) đã được Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh – Chủ tịch và Phó chủ tịch của Masan với sự tiếp tay của Công ty Chứng khoán Bản Việt của Nguyễn Thanh Phượng đã tự định giá gấp 4 lần và lập tức đẩy vốn điều lệ của Masan thành 4763 tỷ đồng! Từ một anh chàng tầm tầm, Masan nhảy lên sàn niêm yết với vốn điều lệ khổng lồ!  Sau khi lên niêm yết chính nhóm của Quang và Hùng Anh tiếp tục làm xiếc để đẩy giá cổ phếu của mình lên bán ra thu về một số lượng lớn tiền mặt bắt đầu mua sắm bất động sản, nhà cửa! Chỉ những người kinh doanh cổ phếu nhỏ lẻ ở Việt Nam là bị lừa mà vẫn không hề hay biết!

 Với lợi thế giá cổ phiếu cao ngất ngưởng đã mang thế chấp vay vốn tại chính ngân hàng của mình và  móc với Trần Bắc Hà – Chủ tịch BIDV và Vietcombank để vay vốn phục vụ cho quá trình thâu tóm và ăn cướp các dự án.
Đồng thời trong thời gian Nguyễn Thanh Phượng giúp cho Quang và Hùng Anh fù phép thổi Tập đoàn Masan lên thì cũng là giai đoạn thôn tính dự án núi pháo của Dragon Capital. Sự ăn cướp ngoại mục này giúp Phương thu được 150 triệu USD, Quang và Hùng Anh chỉ bán đi 40%, sau khi trả công cho Phượng, vẫn còn lợi nhuận 450 triệu USD. Nhưng Dragon Capital – Một quỹ tiếng tăm vào Việt Nam đã lâu, nay vì mất trắng dự án khai thác Niken này mà đến nay đang lâm vào nguy cơ phá sản.

Hiện nay nhóm Phượng – Quang – Hùng Anh đã thôn tính xong công ty Bình An của bà Diệu Hiền -  Một công ty có nhà máy sản xuất hải sản xuất khẩu thuộc loại hàng đầu của Việt Nam.

TIỀN Ở ĐÂU ĐỂ ĐI THÔN TÍNH?

Có hai cách để Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh có tiền để thâu tóm các doanh nghiệp khác:
1.    Dựa vào mối quan hệ và dung tiền để mua các ngân hang anh cả đỏ của nhà nước cho vay tiền. Chính vì vậy BIDV, Vietinbank, Agribank, Vietcombank…. Đã cho vay vài chục ngàn tỷ mỗi năm và thế chấp bằng chính cổ piếu Masan.
2.    Thông qua Techcombank để rút tiền của dân:

Tại Techcombank thì Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang hoán đổi vị trí, Anh là Chủ Tịch và Quang là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng Techcombank.
Cả hai đã lấy tiền huy động của Ngân hàng đầu tư vào các công ty con của mình đến 31/12/2011 trên 25.000 tỷ đồng  trong suốt 7 năm qua KHÔNG phải trả lãi (Trong tổng số thể hiện trên báo cáo tài chính của techcombank thể hiện là đầu tư chứng khoán 48.343 tỷ).  Đồng thời chúng đã tự giải quyết cho các công ty trá hình của mình vay 13.654 tỷ đồng trên 05 năm và cho vay dưới 5 năm 26.605 tỷ. Như vậy hai vị chủ tịch và phó chủ tịch của Techcombank đã rút tiền của ngân hàng trên 50.000 tỷ đồng. Không những không bị NHNN thanh tra mà lại còn được Ngân hàng nhà nước đã ưu ái rót tiền chi viện trong năm 2010 trên 8.091 tỷ đồng. Trong năm 2011, chính NHNN cũng đã làm một việc bất bình thường: bằng cách các hợp đồng giả mạo mua bán trái phiếu, NHNN đã chi viện cho Techcombank 3.317 tỷ đồng khi Techcombank mất khả năng thanh toán. Về nguyên tắc mọi ngân hàng buộc phải mua trái phiếu Chính Phủ để  đảm bảo hệ số an toàn của ngân hàng. Nhưng đã có hai lần Techcombank đứng trước nguy cơ đổ bể, nên NHNN đã cùng Techcombank làm giả hợp đồng mua lại trái phiếu Chính Phủ của Techcombank thời hạn 1 tháng là 2.617 tỷ và 01 hợp đồng thời hạn 03 tháng 700 tỷ đồng. Sau thời hạn này Techcombank hoàn trả lại tiền và NHNN trả lại trái phiếu Chính Phủ cho Techcombank. Đồng thời BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank cũng chi viện cho Techcombank lên tới 48.132 tỷ để thoát khỏi tình trạng mất thanh khoản.

Nhóm lợi ích mục tiêu thâu tóm ngân hang cầm đầu là Nguyễn Đức Kiên, trong khi nhóm lợi ích thâu tóm Doanh nghiệp  và tài sản là Hồ Hùng Anh & Nguyễn Đăng Quang. Song ở cả hai nhóm này chúng ta đều nhìn thấy một gương mặt chung – Đó là NGUYỄN THANH PHƯỢNG – CÔ CON GÁI RƯỢU CỦA THỦ TƯỚNG NGUYÊN TẤN DŨNG!

Thám Tử Hà Nội


3 comments:

Anonymous said...

Nhớ câu này nhe:
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
MaMasan là có ngày phá sản.

Anonymous said...

Mot lu khon nan hai dan hai nuoc

Anonymous said...

Một lũ khốn nạn hai dân hại nước. Hoan hô QLB cho toàn dân biết thông tin nhanh, chính xác, kịp thời.