Blogger Widgets

Tuesday, December 25, 2012

ĐẤT VỚI DÂN CÙNG CHUNG SỐ PHẬN

Quanlambao


Nông dân Vụ Bản (Nam Định)
chít khăn tang-thà chết để giữ đất

Súng nổ ở Tiên Lãng!
Lừa khói ở Văn Giang!
Hiên ngang dân Vụ Bản
Khỏa thân ở Cần Thơ…
Giờ lại gậy gộc, gạch đá, dùi cui ở Đông Triều (Quảng Ninh), biểu tình ở ThủThiêm thành phố Hồ Chí Minh và quê hương đồng khởi Bến Tre... Tất cả xuất phát từ một một tiếng đơn giản, khô khốc: ĐẤT!

Hơn 70% các vụ khiếu kiện về đất đai chưa giải quyết, khiến lòng dân bức xúc bất bình. Những mâu thuẫn từ đất như những khối u có thể làm suy vong một thể chế đã tồn tại già nửa thế kỷ!Bao nhiêu oan trái bất công do đất, nhưng đất lặng câm không cất lời vạch rõ trắng đen? Bởi đất vô tri vô giác nên sự thiệt thòi luôn thuộc về phía dân.

Khi chính quyền muốn kể công phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, 40 hec-ta đất sình lầy ngoài đê quai Tiên Lãng biến thành đầm nuôi tôm bằng mồ hội nước mắt của Đoàn Văn Vươn, khi ấy Đoàn Văn Vươn là công dân gương mẫu.

Khi chính quyền muốn thu hồi cái đầm tôm đó Đoàn Văn Vươn không ngoan ngoãn vâng nhời, Đoàn Văn Vươn bỗng trở thành kẻ xấu.
Năm 1998, người ta ca ngợi hết lời nông dân hai xã Xuân Quan, Phụng Công nói riêng, huyện Văn Giang nói chung, biết cách làm giàu vì đã phát triển nghề trồng hoa, trồng kiểng, biến vùng giáp ranh Thủ Đô thành tấc đất tấc vàng.
Năm 2004 chính quyền cần lấy những “tấc vàng” ấy giao cho Ecopark, thì nó bỗng rẻ rúng với cái giá hơn trăm ngàn một mét vuông.
Một mét vuông đất khu phố cổ Hà Nội, hay khu đất vàng thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền muốn định giá bao nhiêu tùy lòng, khi giá thị trường luôn cao hơn gấp trăm lần.

Cái giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quen gọi là sổ đỏ rất vô nghĩa, vì muốn sửdụng vào việc gì là do chính quyền chứ không phải do dân? Và khi chính quyền thu hồi thì người dân chỉ có mỗi một quyền là chấp hành.

Tiên Lãng

Ở khu đô thị mới ThủThiêm, nơi người ta nói sẽ là một “Thượng Hải tương lai” đang dội lên tiếng kêu vô vọng cùa ngưởi dân trên những mảnh đất được cấp sổ đỏ, sổ hống như thế.

Dự án này chính quyền Quận 2 đứng ra giải tỏa giao “đất sạch” cho nhà đầu tư với giá đền bù thấp hơn 100 lần trên cùng một diện tích, một địa điểm.
Theo các nghị định của Thủ tướng chính phủ, phải công khai bản đổ quy hoạch, công khai dự án, công khai chủ đầu tư, công khai ranh giải tỏa, phải bàn bạc với dân phương án đền bù, cụ thể đến từng hộ gia đình, không được làm cái kiểu khoanh một vòng quy hoạch để tùy tiện lấy đất của dân; phải công khai đền bù theo giá thị trường, không tùy tiện giải tỏa đền chùa, nhà thờ, miếu mạo…Cái gì cũng công khai minh bạch, và rất nhiều văn bản chứng minh cho điều đó có thể đánh lừa bất kỳ một cơ quan thanh tra nào, một tổ chức nhân quyền nào trong nước và thế giới.
Văn Giang

Nhưng thực tế tế ở đây hoàn toàn khác. Người ta không công khai cái gì hết, mà tất cả dùng biện pháp hành chính áp đặt, buộc dân phải thi hành. Ví dụ bản đồ giáp ranh không cho dân biết, cứ co giãn như sợi dây thun, chỗ nào có lợi cho chính quyền và chủ đầu tư thì giãn ra, chỗ nào khó nuốt thì co lại! Bản đồ quy hoạch trong tay chính quyền, giải tỏa đền bù trong tay chính quyền, chủ dự án cũng trong tay chính quyền nốt, không có bất kỳ tổ chức trung gian nào làm trọng tài để có thể đưa ra một biện pháp chế tài. Chính quyền, chỉ cần điều chỉnh một nét vẽ trên bản đồ thì đất ngoài quy hoạch nhảy phắt vào trong quy hoạch, có khi giải tỏa thu hồi trước điều chỉnh quy hoạch sau dễ như trở bàn tay. Nét vẽ tùy tiện đến mức cắt đôi gian bếp hay phòng ngũ của người ta cũng được, tùy tiện vung tay vẽ quy hoạch.

Từ An Phú, Cát Lái, tràn sang Bình Khánh, trước không nằm trong quy hoạch, giờquy hoạch, biến luôn 160 hec ta đất tái định cư cho dân 5 phường thành 64 dự án phân nền. Khu phố 5, 6 An Khánh, Bình An, khu phố 1, 2 Bình Khánh chưa có quyết định thu hồi đất vẫn áp giá đền bù, dân không thuận lập tức ra lệnh cưỡng chế, đẩy dân ra đường lấy “đất sạch”cho chủ đầu tư. Chính quyền làm thay chủ đầu tư, nói cách khác, làm công bộc mẫn cán cho một bộ phận đối lập về quyền lợi với dân.

Hà...hà..."Lấy dân làm gôc.
Không dựa vào dân thế này,
ta sẽ không có Bất Động Sản..he...he

Trong nếp sống văn hóa ngàn đời cùa người dân Việt Nam, đền chùa miếu mạo là nơi bất khảxâm phạm. Nghìn năm Thăng Long sẽ chẳng có giá trị gì nếu không còn giữ được những ngôi chùa Bộc, chùa Đậu, Bồ Đề, Bát Tiên, Bà Đanh, Báo Ân…

Một khu đô thị Thủ Thiêm hiện đại chắc chắn sẽ văn hòa hơn nếu giữ được một ngôi chùa ngôi miếu cổ kinh! Ở đây có miếu Thiên Hậu diện tich 508 mét vuông xây dựng từ đầu thế kỷ trước, đã được nhà văn Sơn Nam viết trong sách “Sưu tầm và khảo cứu văn hóa Nam Bộ”, có miếu Giai Qưới (Cây Me) và đến thờ Hưng Đạo Đại Vương được những người dân dựng lên từ ngày “mang gươm đi mở cõi”. Giờ bị giải tỏa trắng. Miếu Thiên Hậu được bồi thường 300 triệu, Mặt trân TổQuốc nhận tiền, miếu Giai Qưới được 144.650.236 đồng, đền thờ Hưng Đạo Đại Vương không bồi thường đồng nào. Những nơi linh thiêng ấy bị đập phá cũng như hàng trăm căn nhà dân.
Tôi không thể thống kê hết những sự việc đã và đang xảy ra ở đây, một quận của thành phố anh hùng mang tên Hồ Chí Minh, mà ông Bí thư thành ủy Lê Thanh Hải bảo “không có tiêu cực lớn”.

Từ năm 2007 người dân Thủ Thiêm nói chung, ba phường An Khánh, Bính An, Bình Khánh nói riêng đã gửi hàng trăm đơn kêu cứu tới các cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội,…nhưng vô vọng. Ngày 27-6-2012 bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thànhủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố, đại biểu quốc hội, về đây tiếp xúc với dân. Bà Quyết Tâm hứa quyết tâm chỉ đạo chính quyền gặp bà con 3 phường nói trên bàn bạc dân chủ giải quyết có tình có lý những khúc mắc về đền bù giải phóng mặt bằng và đất đai. Dân tin bà Quyết Tâm vỗ tay reo, “lần này chắc quyết tâm thật”. Nhưng hình như lời hứa trước dân của người đại biểu cho dân ấy theo gió bay đi ngay khi tiếng vỗ tay của dân vừa dứt! Hóa ra cùng là thói quen hứa lèo rồi “tếch thẳng luôn”. Chẳng có cuộc tiếp xúc nào giữa chính quyền với dân như bà ta hứa, chẳng có thay đổi gì có lợi cho dân, mà tiến độ cưỡng chế thu hồi đất nhanh hơn dữ dội hơn. Người dân Thủ Thiêm lại tiếp tục gửi đơn khiếu nại và làm đơn kiện ông Tất Thành Cang, Bí thư kiêm Chủ tịch Quận 2 vềnhững việc làm trái luật và khuât tất của ông ta.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, hứa "Quyết tâm..."

Không biết đơn khiếu nại và đơn kiện của nhân dân ThủThiêm hiện nay đang nằm ở đâu, chỉ biết báo lề phải vừa đăng: “Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm thu hồi 695 hec-ta đất, gồm 13.750 hồ sơ tiến hành suôn sẻ, thuận lợi, người dân đồng thuận, nhiều người tự lo chỗ ở mới” (?!). Và người đang bị dân kiện là Tất Thành Cang được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, được điều về làm giám đốc sở giao thông vận tải thành phố. Những bức xúc, oan trái của dân không được đăng trên báo “lề phải” mà bị ém đi, người cán bộ đang bị dân tố cáo khiếu kiện được lên chức lên cấp, thử hỏi có biết gượng khi mở mồm ra là xon xỏn nói dân làm chủ?

Luật đất đai 1993 cho phép Thủ tướng quyết định giao đất, sau đó thấy tập trung quyền lực vào tay một người dễ gây ra lạm quyền, Quốc Hội đã sửa luật vào 1988 và 2001, quyền giao đất thuộc Chính phủ. Nhưng hàng ngàn quyết định thu hồi đất vẫn được ký như khi chưa sừa luật. Những quyết định thu hồi đất và đền bù giải phóng mặt bằng ở khu đô thị mới Thủ Thiêm thành phố Hồ Chi Minh, cũng theo nếp ấy, chiếu theo những Nghịđịnh 197, 190 ra đời cách đây hơn chục năm, không có lợi cho dân, chỉ có lợi cho chính quyền chủ đầu tư.

Cũng như Đoàn Văn Vươn, như Văn Giang, Vụ Bản, Dương Nội, Đắc Nông, Cần Thơ, Bến Tre, Đông Triều,…như hàng ngàn dân oan chiếm 70% tổng số vụ khiếu nại, khiếu kiện trên cả nước, người dân Thủ Thiêm chỉ còn cách bó tay, vô vọng.
Đất không cất được tiếng nói, mặc cho người ta cày xới, đục đẽo, chia chác, làm giàu. Dân cũng chỉ là mảnh đất để người ta giày xéo, đục đẽo, vơ vét, như thế mà thôi.“Đất với người cùng một dòng suy nghĩ / Ấy phải làm gì trong cuộc chiến hôm nay…”? Đúng thế, Đất với Dân cùng chịu chung số phận!

  MINH DIỆN


NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN




HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK

No comments: